Cách nhận biết VÁN MFC chống ẩm, VÁN MDF chống ẩm và HDF siêu chống ẩm

VÁN MFC chống ẩm và VÁN MDF chống ẩm là vật liệu phổ biến trong nội thất, HDF siêu chống ẩm thường được làm vách ngăn trang trí và vật dụng nội thất cao cấp hơn. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới Quý khách hàng cách phân biệt 3 dòng ván chống ẩm trên.

1. VÁN MFC CHỐNG ẨM


ván mfc chống ẩm


Ván MFC chống ẩm có cốt ván là ván dăm hay còn gọi là okal có trộn với keo chống ẩm. MFC chống ẩm có chấm xanh nhạt trong ruột ván để phân biệt với ván okal thường. Đây là dòng ván được sản xuất bởi các nhà máy Veco hoặc Phát Hoàng Long. Ván này thích hợp làm bàn ghế, nội thất tủ bếp, kệ, quầy bar.

2. VÁN MDF CHỐNG ẨM

mdf chống ẩm thái lan

Ván MDF chống ẩm hay gọi là HMR, về cơ bản cũng như ván mdf thường nhưng có trộn keo chống ẩm nên có màu xanh nhạt khác với màu vàng nhạt như ván thường. Đặc tính là không bị trương nở, ẩm mốc trong điều kiện không khí ẩm ướt nên sản phẩm ứng dụng được nhưng nơi có độ ẩm cao như vách ngăn vệ sinh, tủ bếp...
Hiện nay mdf chống ẩm có rất nhiều loại như mdf chống ẩm Thái, Kiên Giang, Dongwha, Quảng Trị...

3. VÁN HDF SIÊU CHỐNG ẨM


hdf siêu chống ẩm

HDF siêu chống ẩm có tên gọi khác là Black HDF hay tấm CDF. Ván có màu đen là giải pháp tuyệt vời cho các sản phẩm đòi hỏi tính chịu ẩm, chịu nước cao như vách vệ sinh, top bàn café, vách trang trí.
Tấm CDF có thể phủ lên bề mặt melamine, veneer hoặc sơn trực tiếp nên được ứng dụng rất đa dạng thuộc hạng mục cao cấp hơn mfc và mdf. Hàng này chúng tôi có sẳn trong kho loại 9li và 15 li để khách hàng chọn lựa.